Tháng 10 năm 2022, MTTQ phường An Biên triển khai xây dựng mô hình “Vận động Nhân dân phân loại rác thải tại nguồn”, trong quá trình triển khai thực hiện Ban Chỉ đạo đã nhận thấy rằng trong rác thải sinh hoạt vô cơ thông thường có một loại rác thải vô cùng độc hại nếu không được xử lý đúng cách, đó chính là các loại pin cũ đã qua sử dụng.
Tháng 10 năm 2022, MTTQ phường An Biên triển khai xây dựng mô hình “Vận động Nhân dân phân loại rác thải tại nguồn”, trong quá trình triển khai thực hiện Ban Chỉ đạo đã nhận thấy rằng trong rác thải sinh hoạt vô cơ thông thường có một loại rác thải vô cùng độc hại nếu không được xử lý đúng cách, đó chính là các loại pin cũ đã qua sử dụng.
Tháng 10 năm 2022, MTTQ phường An Biên triển khai xây dựng mô hình “Vận động Nhân dân phân loại rác thải tại nguồn”, trong quá trình triển khai thực hiện Ban Chỉ đạo đã nhận thấy rằng trong rác thải sinh hoạt vô cơ thông thường có một loại rác thải vô cùng độc hại nếu không được xử lý đúng cách, đó chính là các loại pin cũ đã qua sử dụng.
Qua khảo sát cho thấy, mỗi gia đình có khoảng 10-15 thiết bị điện tử có sử dụng pin, từ đồng hồ đeo tay-treo tường, đồ chơi của trẻ nhỏ, các loại điều khiển… Phường An Biên có hơn 2.600 hộ dân, nếu tính trung bình các thiết bị điện tử tiêu thụ 1-2 viên pin/ 1 năm thì hàng năm số pin cũ thải ra vào khoảng 30.000 – 50.000 viên. Thông thường, khi pin không còn giá trị sử dụng, người dân có thói quen vứt vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác, và kết thúc số phận của chúng bằng hai phương pháp: Chôn lấp hoặc đốt.
Các viên pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium, lithium… Nếu chỉ được chôn lấp, các kim loại nặng này thấm vào đất và nguồn nước ngầm, gây ra ô nhiễm nguồn nước. Hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc còn đọng lại trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí. Từ các nguồn ô nhiễm đó, khi xâm nhập vào cơ thể chúng có thể gây hại não, gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với người lớn, tổn hại máu và xương, gây chứng mất trí và giảm khả năng suy nghĩ, giảm sinh tinh thậm chí là vô sinh, giảm chức năng của thận, gây nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đối với phụ nữ có thai, nó làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi …từ đó có thể thấy một trong những lợi ích quan trọng của thu hồi pin cũ là khả năng tái chế và sử dụng lại các thành phần của pin. Các thành phần như kim loại, nhựa và điện phân có thể được tái chế và sử dụng để sản xuất các sản phẩm mới. Điều này giúp giảm thiểu lượng tài nguyên tự nhiên và năng lượng cần thiết để sản xuất các thành phần mới. Ngoài ra, việc tái chế pin cũ cũng giúp tiết kiệm đáng kể các nguyên liệu cần thiết trong quá trình sản xuất, điều này giúp giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu đầu vào.
Từ thực tế đó, Ban Chỉ đạo nhận thấy việc xây dựng Kế hoạch để triển khai xây dựng mô hình “Nhà của pin” trên địa bàn toàn phường là cần thiết và kết quả của hành động thu gom pin cũ có thể đánh giá được qua các con số cụ thể. Sáng ngày 03/5/2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường An Biên đã ra mắt mô hình “Nhà của pin”, đây là một trong chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội MTTQ các cấp nhiệm kỳ 2024-2029.
“Nhà” là nơi để về, “Nhà của pin” là nơi pin sau khi đã đi phục vụ các mục đích khác nhau của con người thì về để dừng chân – Đó cũng là những chia sẻ của TS. Lê Xuân Sinh thuộc Viện nghiên cứu môi trường biển trong buổi ra mắt mô hình “Nhà của pin”. Mô hình đã thu hút được đông đảo các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, trong ngày đầu thực hiện mô hình Ban Chỉ đạo đã nhận được 10kg pin thải của Nhân dân trên toàn địa bàn. Sau 5 tháng triển khai thực hiện, MTTQ phường đã thu nhận được 148,7 kg pin thải để chuyển đi xử lý, kết quả đó đã cho chúng ta thấy được sự chuyến biến tích cực trong nhận thức của người dân trên địa bàn phường An Biên nói riêng cũng như của Nhân dân nói chung. Người dân đã ý thức được sự ảnh hưởng rất lớn của các rác thải độc hại đối với môi trường sống nếu như không được xử lý đúng cách và đã có những hành động để bảo vệ môi trường sống của mình.
Kết quả đó cũng đã cho thấy được sự nỗ lực của các thành viên khi tham gia vào xây dựng mô hình “Nhà của pin”, vai trò của các cán bộ tổ dân phố trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân, đặc biệt phải kể đến là sự cần mẫn, kiên trì của các đồng chí Trưởng ban công tác Mặt trận trong việc đi thu gom pin từ các “Nhà của pin” để nộp về MTTQ phường.
Ngoài ra theo như đánh giá của các nhà khoa học, với 148,7 kg pin cũ thu gom được sau khi chuyển đi xử lý sẽ tách ra được một lượng tài nguyên để chế thành pin mới bao gồm lithium (Li), coban (Co), niken (Ni), chì (Pb) và cadmium (Cd) chiếm khoảng gần 60% trọng lượng của pin.
Như vậy việc thu gom pin cũ không những hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế đáng kể. Rất mong rằng những hành động nhỏ của người dân phường An Biên nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung sẽ ngày được nhân rộng và phát huy.